Tất tần tật về tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh mà mẹ bỉm cần biết

Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh là gì? Các thời điểm diễn ra khủng hoảng là khi nào? Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết điều đó và làm thế nào khi trẻ bước vào thời kỳ này? Có rất nhiều câu hỏi mà bạn sẽ thắc mắc về tuần khủng hoảng ở trẻ. Cùng UniDry tìm hiểu về vấn đề này qua các thông tin sau đây.

Tuần khủng hoảng (Wonder Weeks) được phát triển bởi các nhà nghiên cứu Hà Lan vào đầu những năm 1990. Đây là khái niệm chỉ những thay đổi mạnh mẽ của trẻ về mặt tâm sinh lý. Về cơ bản, Wonder Weeks liên quan đến 10 lĩnh vực phát triển mà trẻ sơ sinh sẽ trải qua trong 20 tháng đầu đời. Cụ thể là từ tuần thứ 5 đến khoảng 17 tháng tuổi.

Khi trải qua một tuần khủng hoảng đồng nghĩa với việc trẻ có những thay đổi về tinh thần, về cách nhìn nhận thế giới xung quanh. Và khi đã có một bước nhảy vọt trong sự phát triển tinh thần, trẻ sẽ có những thay đổi liên tục về tâm trạng và sức khỏe nói chung. Những thay đổi đó có thể biểu hiện thông qua giấc ngủ hay các hành vi của trẻ.

Tuần khủng hoảng giúp trẻ có những thay đổi đáng kể về tâm sinh lý
Tuần khủng hoảng giúp trẻ có những thay đổi đáng kể về tâm sinh lý

2. Những dấu hiệu cho biết trẻ đang bước vào tuần khủng hoảng

Bạn có thể nhận biết được tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh thông qua các hành vi của trẻ.

– Bé quấy khóc nhiều hơn. Hành vi này có thể bắt nguồn từ tâm lý lo lắng về sự xa cách ở trẻ. Trẻ muốn được chú ý và muốn được ở bên cạnh bạn nhiều hơn, muốn được bạn âu yếm, vỗ về.

– Trẻ sẽ bám mẹ cả ngày. Bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn cho các công việc cá nhân hay việc gia đình bởi trẻ sẽ luôn luôn bám víu mẹ mọi lúc mọi nơi.

– Trong tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh, bạn cũng sẽ thấy trẻ thường xuyên cáu gắt và bực bội một cách vô cớ.

– Ở một số trẻ sẽ có hiện tượng lười bú hay biếng ăn hơn bình thường.

– Tuần khủng hoảng cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ, vì vậy bạn sẽ thấy trẻ khó ngủ hơn, ngủ không ngon, không sâu giấc.

Quấy khóc, cáu gắt là biểu hiện của trẻ trong tuần khủng hoảng
Quấy khóc, cáu gắt là biểu hiện của trẻ trong tuần khủng hoảng

3. Wonder week xảy ra ở những độ tuổi nào của trẻ?

Thông thường, tuần khủng hoảng của em bé sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tuổi sẽ bắt đầu vào các tuần thứ 5, 8, 12, 19, 26, 37, 46, 55, 64 và 75. Trong các tuần khủng hoảng này, mẹ có thể nhận thấy bé có các dấu hiệu như trên. Đây hoàn toàn là một hiện tượng tâm lý bình thường trong quá trình phát triển của trẻ. Mẹ không nên quá lo lắng, thay vào đó hãy nắm rõ thời điểm của các tuần khủng hoảng để có cách ứng xử phù hợp.

– Tuần khủng hoảng 1 ở trẻ diễn ra trong khoảng 4,5 đến 5,5 tuần tuổi.

– Tuần khủng hoảng 2 diễn ra trong khoảng 7,5 đến 9 tuần tuổi.

– Tuần khủng hoảng 3 diễn ra trong khoảng 7,5 đến 9 tuần tuổi.

– Tuần khủng hoảng 4 diễn ra trong khoảng 14,5 đến 19,5 tuần tuổi.

– Tuần khủng hoảng 5: trong khoảng 22,5 đến 26,5 tuần tuổi.

– Tuần khủng hoảng 6: trong khoảng 33,5 đến 37,5 tuần tuổi.

– Tuần khủng hoảng 7: trong khoảng 41,5 đến 46,5 tuần tuổi.

– Tuần khủng hoảng 8: trong khoảng 50,5 đến 54,5 tuần tuổi.

– Tuần khủng hoảng 9: trong khoảng 59,5 đến 61,5 tuần tuổi.

– Tuần khủng hoảng 10: trong khoảng 70,5 đến 76,5 tuần tuổi.

Bạn có thể theo dõi bảng minh họa sau đây để hiểu rõ hơn thời gian diễn ra wonder week của trẻ.

Lịch tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh
Lịch tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh

4. Sunny Week là gì?

Sunny week (tuần nắng) là khoảng thời gian sau một Wonder week. Đây là lúc các em bé dường như hạnh phúc hơn rất nhiều với việc học hỏi thêm được các kỹ năng mới. Trong thời gian này, việc ăn ngủ của trẻ trở nên dễ dàng và ổn định hơn. Trẻ cũng ít bám mẹ, ít quấy khóc hơn và nhờ thế việc chăm sóc trẻ trong những tuần nắng này cũng trở nên dễ dàng hơn.

5. Làm thế nào để vượt qua tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh?

Những thay đổi của trẻ trong các tuần khủng hoảng có thể khiến bạn khó chịu, mệt mỏi. Tuy nhiên nó xảy ra ở hầu hết mọi đứa trẻ và là một vấn đề bình thường. Vậy nên, bạn không nên quá lo lắng. Một số việc bạn nên làm lúc này là:

– Giữ một cảm giác cân bằng về mọi thứ. Bạn không nên cố gắng làm quá nhiều việc vào những tuần khủng hoảng.

– Hãy chú ý chăm sóc cả bản thân, bởi nếu bạn không ổn, em bé của bạn cũng vậy.

– Nhận mọi đề nghị hỗ trợ hợp lý từ gia đình và bạn bè của bạn.

– Đáp ứng những nhu cầu của trẻ. Bên cạnh đó hãy trấn an và âu yếm trẻ nhiều hơn.

– Linh hoạt hơn với thói quen cho ăn và ổn định của bé.

– Đừng so sánh sự phát triển của bé với những bé khác cùng trang lứa. Mỗi em bé là một cá thể độc nhất, không bé nào giống bé nào.

Mẹ nên ôm ấp, vỗ về trẻ nhiều hơn trong tuần khủng hoảng
Mẹ nên ôm ấp, vỗ về trẻ nhiều hơn trong tuần khủng hoảng

Xem thêm: Hướng dẫn cách chăm sóc mẹ vào tuần khủng khoảng 

6. Một vài vấn đề cần lưu ý trong tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh

Wonder week có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ. Chẳng hạn như trẻ ngủ kéo dài hơn vào ban ngày và thức dậy thường xuyên hơn vào ban đêm. Hoặc trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, dễ dàng tỉnh giấc. Vì vậy bạn có thể tham khảo một số mẹo sau đây để giúp trẻ có giấc ngủ tốt hơn.

– Sử dụng ánh sáng tự nhiên vào giấc ngủ ngày của trẻ.

– Vào buổi tối, khi trẻ ngủ nên tắt đèn và đóng rèm cửa.

– Vào ban đêm, hãy giữ cho không gian ngủ của trẻ càng tối càng tốt.

Ngoài giấc ngủ không tốt, quấy khóc, một số trẻ còn có hiện tượng đau bụng trong tuần khủng hoảng. Nếu bạn nhận thấy trẻ có các dấu hiệu như khóc hơn ba giờ mỗi ngày, nắm chặt tay hoặc cuộn tròn khi khóc, trẻ thể hiện cảm giác đau đớn khi khóc,… thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn.

Kết luận

Tuần khủng hoảng trẻ sơ sinh là một diễn biến thường thấy và bình thường đối với mọi đứa trẻ. Quan trọng là bạn cần phải bình tĩnh và kiên nhẫn đón nhận nó, tìm cách ứng xử với trẻ một cách phù hợp trong thời gian diễn ra khủng hoảng. Mặc dù các thời điểm khủng hoảng có thể khiến bạn mệt mỏi, khó chịu, xong trải qua thời gian này, trẻ sẽ có những bước phát triển mới trong kỹ năng, tâm sinh lý. Rõ ràng, xét về một khía cạnh nào đó, tuần khủng hoảng đã mang đến những lợi ích cho sự trưởng thành, phát triển của trẻ.

Tuần khủng hoảng đánh dấu một cột mốc trong tiến trình phát triển ở trẻ. Cùng với những thay đổi về mặt tâm sinh lý, thể chất trẻ sẽ có những bước phát triển mới. Vậy nên, lúc này mẹ cần lựa chọn một dòng tã bỉm đa dạng kích cỡ, chất liệu mềm mại, khả năng thấm hút vượt trội để có thể đáp ứng tốt nhất những thay đổi trên cơ thể bé.

Tã sơ sinh UniDry được thiết kế với nhiều size, phù hợp sự phát triển nhanh chóng của trẻ. Đây là dòng tã được nhiều mẹ bỉm đánh giá cao về độ mềm mỏng, độ dày tã chỉ khoảng 2,6mm, giúp bé thoải mái, nhẹ nhàng hơn khi mặc bỉm. Sở hữu chất lượng hạt SAP tiên tiến mang đến khả năng thấm hút vượt trội gấp 10 lần so với các dòng tã bỉm thông thường.

UniDry là thương hiệu với hơn 20 năm kinh nghiệm phát triển tại Việt Nam. Với mong muốn mang tới những điều tốt đẹp nhất cho trẻ em, UniDry đã tạo nên những sản phẩm tiên tiến, phù hợp với nhu cầu và là lựa chọn tin tưởng của nhiều mẹ bỉm Việt.

Tã UniDry có kích thước đa dạng, mềm mỏng và khả năng thấm hút gấp 10 lần
Tã UniDry có kích thước đa dạng, mềm mỏng và khả năng thấm hút gấp 10 lần