Trong các phép tu từ của Tiếng Việt, gieo vần lưng cũng là một biện pháp tu từ đặc biệt cấu tạo giúp bài thơ của bạn hay và có cấu trúc hơn. Vậy vần lưng là gì? Bài viết dưới đây Trang tài liệu sẽ giúp bạn giải đáp nêu khái niệm và cách gieo vần trong thơ có gì đặc biệt.
Vần lưng là gì?
Vần lưng là vần thường được gieo ở giữa dòng thơ. Vần lưng được xem là một hiện tượng đặc biệt của vần luật Việt Nam. Điều đó đã làm giàu thêm nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam.
Ví dụ 1:
“Tôi lại về quê mẹ nuôi xưa
Một buổi trưa nắng dài bãi cát”
-> Gieo vần lưng: xưa – trưa
Ví dụ 2:
“Tiếng ngọc trong veo
Chim gieo từng chuỗi
Lòng chim vui nhiều
Hát không biết mỏi.”
-> Gieo vần lưng: veo – gieo
Vần lưng (còn gọi là yêu vận): vần được gieo vào giữa dòng thơ, thường
được phổ biến trong các thể thơ: lục bát, song thất lục bát, thơ tám chữ, thơ tự do. Vần lưng là một hiện tượng đặc biệt của vần luật thơ Việt Nam, tạo nên tính chất giàu nhạc điệu của tiếng Việt và câu thơ Việt Nam. Vần xét theo mức độ hòa âm được chia làm ba loại: Vần chính, vần thông, vần ép.
Vần chân là gì?
Vần chân là hình thức gieo vần được sử dụng phổ biến nhất trong thơ ca. Vần chân thường được gieo vào cuối dòng thơ và có tác dụng đánh dấu cho sự kết thúc của dòng thơ, từ đó tạo nên mối liên kết chặt chẽ giữa các dòng thơ.
Ví dụ 1:
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”
-> Gieo vần chân: ơi – vơi
Ví dụ 2:
“Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng gieo bụi”
(Xuân Diệu)
-> Gieo vần chân: hàng – trang